(Đọc bài chia sẻ bằng tiếng Anh, tại đây|To read this article in English, please click here).
Không theo nguyên tắc, không kĩ thuật, không hoàn hảo, sự khác biệt của Lomography đến từ khẩu hiệu đơn giản "Don't think, just shot" (tạm dịch: đừng nghĩ, cứ chụp đi). Vậy Lomography này là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu thể loại lạ mà không mới này.
Lomography là gì? Lomography là một khái niệm sử dụng máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc một cách ngẫu hứng, tự do và tùy tiện nhất. Với tư tưởng "don't think, just shot" của lomo, người chụp Lomography chỉ sử dụng những chiếc máy phim đơn giản, chụp ngẫu hứng, tự do không theo một khuân mẫu hay chuẩn mực kĩ thuật nào như độ cảm biến, tiêu cự, khẩu độ, ... cũng không cần quan tâm đến mình sẽ thu được gì sau lần bấm máy, tất cả chỉ có thể được biết sau khi cuộn phim được rửa, mang đến niềm vui, sự bất ngờ, với những màu sắc mang đậm chất "Lomo". Những người yêu thích Lomo còn tự đặt cho nó một khẩu hiệu dễ hiểu hơn: Let Ourlife be Magic and Open.
Nguồn gốc của Lomography?
Lomo (tiếng Nga: ЛОМО) thực ra là tên của một loại máy ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 20 ở Liên Xô cũ, loại máy ảnh này có độ nhạy cảm đặc biệt với màu đỏ, xanh, vàng, và đó chính là mấu chốt để tạo nên phong cách Lomography sau này.
Năm 1991, tình cờ có hai chàng sinh viên người Áo trong dịp đi du lịch tới Prague, họ đã tìm mua máy ảnh Compact phim cũ của Liên Xô có tên ЛОМО-компакт sản xuất vào thập kỷ 80 (thế kỷ XX) với giá cực rẻ. Cũng chỉ với mục đích ghi lại kỷ niệm, nên họ cứ lắp phim vào rồi chụp một cách ngẫu hứng. Họ chụp hàng loạt những bức ảnh đời thường mà không hề quan tâm đến những kỹ thuật như tiêu cự, tỉ lệ, ánh sáng…
Sau khi rửa đống phim chụp được thành ảnh, hai sinh viên này cùng các bạn bè của họ đã có ấn tượng mạnh mẽ về chiếc máy ảnh bèo nói trên đến mức quyết định tổ chức triển lãm những tấm ảnh này bằng cách xin trợ cấp của thành phố. Triển lãm diễn ra năm 1993 cũng đánh dấu sự ra đời của Hội Lomo quốc tế (Lomographic Society), thu hút đông đảo người dân ở châu Âu tham gia rồi nhanh chóng lan ra toàn thế giới.
Loại máy ảnh này như thế nào?
Giá thiết bị ảnh ở thời kỳ nào cũng luôn đắt đỏ, khiến người đam mê nhiếp ảnh phải “đau đầu”. Nhưng với Lomography, chính những thiết bị đắt tiền sẽ làm hỏng phong cách.
Để có thể chụp ảnh theo phong cách Lomography, người chụp chỉ cần một chiếc máy ảnh đơn giản, rẻ tiền. Đó là những chiếc máy ảnh sử dụng phim 35mm và 120 medium format “cổ lỗ sĩ” như Holga của Hong Kong những năm 80, Diana những năm 60 hay chiếc máy Lomo LC-A trứ danh do Liên Xô sản xuất từ những năm 50. Chúng đều có giá chỉ từ vài chục đến dưới 200 USD nên rất được giới trẻ yêu thích.
Do được làm từ những chất liệu rẻ tiền, ống kính đơn giản, nên những chiếc máy ảnh trên có độ chính xác quang học không cao. Ảnh chụp từ những chiếc máy này có độ tương phản cao bất thường, gắt ở một số gam màu nhất định và đường nét thường bị bóp méo. Thậm chí, nhiều máy còn bị lọt sáng dẫn đến hiện tượng cháy một góc phim. Chính những điều này đã tạo nên sự đặc sắc của Lomography: ảnh đơn giản nhưng kỳ quái và luôn tạo ấn tượng mạnh.
Hoặc vào thời điểm hiện nay, máy ảnh Paper Shoot là một tuyệt phẩm có thể thay thế được các chiếc máy ảnh Lomo xa xưa với giá cả phải chăng từ 100 USD. Hơn thể nữa máy ảnh Paper Shoot với 4 chế độ lọc màu (Classic LOMO, Black & White, Sepia, Blue) và 2 chế đô quay phim cộng hưởng (time-lapse và quay phim 10s full HD cùng nhạc nền).
Camera System Details at a Glance
Focal lens: 35mm
Focus: 22mm
Aperture: F2.0
Resolution: 13 Megapixel
Picture Format: JPG
Video and Time Lapse Format: MOV
Supports SD and WiFi SD card up to 32 GB (not included)
4 Camera Photo Filters: Classic LOMO, Black & White, Sepia and Blue
Add-on Video Recording and Time Lapse Function when connected with an extended power source
Loại máy cho: LOMO, Digital & Eco-Friendly (thân thiện với môi trường)
Thay những chất liệu công nghiệp rẻ tiền như nhựa PC* để làm nên hình dáng của những chiếc máy ảnh xưa, Máy ảnh Paper Shoot được chế tạo với inorganic stone paper (tạm dịch: giấy đá vô cơ) trở thành vỏ máy ảnh cùng công nghệ tiên tiến tạo ra khả năng bền bỉ cho máy khi sử dụng. Hơn thế nữa Paper Shoot cũng đi tìm tới những vật liệu cũng có độ bền 'chống nắng, chống mưa' như vỏ cây (nút bần, được biết đến cho việc sử dụng nút đóng rượu vang), hay sử dụng và tối ưu những ván gỗ. Tìm hiểu thêm về cách chụp những bức hình LOMO với máy ảnh thân thiện với môi trường của Paper Shoot tại đây.
* Polycarbonate (PC) chủ yếu được sử dụng để tạo ra viễn cảnh truyền thống của máy ảnh kỹ thuật số mà chúng ta thường thấy. Tại các bãi xưr lý rác thải, nhựa PC biết tới như là một cơn ác mộng cho môi trường chúng không bao giờ phân hủy vì được nó được làm từ dầu mỏ. Các hóa chất chảy ra môi trường gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái biển. Nhiều hóa chất trong số này được tiêu thụ bởi các sinh vật biển và các động vật khác dẫn đến thiệt hại và hậu quả đáng kể.
10 nguyên tắc vàng của Lomography:
1. Đem theo máy ảnh bất kể bạn đang ở đâu.
2. Chụp không kể ngày đêm.
3. Đừng lo Lomo làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì Lomo chính là một phần cuộc sống của bạn.
4. Mọi góc độ, thậm chí từ bên hông.
5. Nếu có mục tiêu, hãy tiến sát và bấm máy.
6. Phải nhanh.
7. Không cần lo nghĩ nhiều.
8. Không cần suy nghĩ bạn sẽ chụp gì.
9. Không cần suy nghĩ bạn đã chụp gì.
10. Cuối cùng là, cứ chụp đi, đừng quan tâm đến... 9 điều trên.
Một số hình ảnh đẹp về Lomography:
Đây là một clip rất thú vị về lịch sử ra đời của Lomography:
Comments